Lễ hội Pác Mòng Đình_Pác_Mòng

Lễ hội đình Pác Mòng tổ chức vào ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm với mục đích cầu các thần linh phù hộ cho một năm mới gió thuận, mưa hòa, cuộc sống bình an, hạnh phúc.[1] Hội Pác Mòng được coi là một lễ hội lớn thu hút nhiều người đến dự và là khởi đầu cho mùa lễ hội xuân ở vùng đất xứ Lạng.[2] Đối với người dân thành phố Lạng Sơn và các vùng lân cận, lễ hội đầu năm luôn thu hút mọi người tìm đến nhất chính là Hội mía khu vực đình Pác Moòng - lễ hội lồng tồng vào ngày 5 tháng Giêng.[3] Lễ hội Pác Mòng cùng với Lễ hội Phài Lừa rất nổi tiếng ở vùng văn hóa xứ Lạng, vì thế mà ca dao nơi đây có câu:

Phài Lừa thuyền chạy đua sôngPác Mòng mở hội nhớ công Tiên Hoàng

Vào ngày mùng 5 Tết hàng năm tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, lễ hội Pác Mòng được mở với quy mô lớn, có sự tham gia của người dân thành phố Lạng Sơn và các huyện Chi Lăng, Cao Lộc. Ngay từ chiều 1/2 (mùng 4 Tết) nhiều người, nhất là các trai làng, gái bản từ Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng), Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) cùng người dân ở các bản làng Cao Kiệt, Xiên Cù, Bản Quách, Khuôn Nhà, Pác Cáp, Khuôn Nghiền sắm lễ vật là lợn quay, xôi nhà.

Hội Pác Mòng gắn liền với nét đặc sắc văn hoá của lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) của người Tày, Nùng khởi đầu mùa gieo trồng mới. Đêm đến, sau khi đến thắp hương tại ngôi đình vua Đinh Tiên Hoàng ở giữa làng, nam thanh, nữ tú tham dự các hoạt động múa sư tử, đánh sảng và hát Sli, Lượn.[4]

Trong trí nhớ của nhiều người, hội Pác Mòng hay được gọi là Hội mía cây số 5 (đường 1A cũ) vì trong lễ hội, có rất nhiều mía được bày bán phục vụ người dự hội. Theo quan niệm dân gian, mùa xuân đi hội mía, ăn mía, mua mía về làm quà là sự ước vọng, cầu mong sự may mắn, sức khỏe, tài lộc và những điều tốt lành sẽ đến như những cây mía ngon ngọt của mùa xuân.[5]

Người dân tộc thiểu số ở Pác Mòng vẫn giữ được nét văn hoá khá đặc sắc. Điển hình là những bài mang âm hưởng của lễ hội Lồng Tồng.[4]